Củ chi: đi sau, về trước

(Địa ốc Củ Chi) – nếu tìm trên Google cụm từ “Củ Chi” sẽ có 12.000.000 kết quả, “Cu Chi” có hơn 4.000.000 kết quả.

So sánh với thành phố du lịch nổi tiếng là “Hội An” có cùng 12.000.000, “Hoi An” có 10.000.000. Hay so với tỉnh liền kề Bình Dương, thì “Thủ Dầu Một” có 10.500.000, “Thu Dau Mot” chỉ có hơn 1.000.000 kết quả trả về. Cần lưu ý rằng Bình Dương là tỉnh liền kề phát triển năng động hàng đầu cả nước, thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước với với quy mô kinh tế thứ 3 chỉ sau Tp. HCM và Hà Nội.

 

Tại sao có nhiều kết quả trả về?

Vì Củ Chi là vùng chiến lược, đắc địa tới mức Mỹ xác định phải “xóa sổ”: “Củ Chi còn, Sài Gòn mất”. Củ Chi còn nổi tiếng toàn thế giới với hệ thống địa đạo độc đáo hơn 200km, nơi mà rất nhiều lãnh đạo cao cấp nhất nước đã từng chiến đấu, bám trụ.

Và vì bị chiến tranh tàn phá nên cùng với Cần Giờ, Củ Chi từng là huyện nghèo nhất Tp. HCM, đã “đi sau” rất nhiều huyện ngoại thành khác như Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh… Nhưng chắc chắn, Củ Chi sẽ “về trước”!

Vậy Củ chi có gì?

Củ Chi nằm giữa 2 sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, giáp 3 tỉnh phát triển năng động là Bình Dương, Tây Ninh và Long An, là cửa ngõ đi cửa khẩu Mộc Bài qua Campuchia. Là vùng đất cao không ngập úng, đa dạng địa hình, sở hữu hơn 23 km bờ sông Sài Gòn trên tổng số 80 km chảy trên địa phận Tp. HCM với hệ thống kênh rạch đa dạng.

Tuy chỉ là phụ lưu của sông Đồng Nai, nhưng không phải ngẫu nhiên mà sông Sài Gòn đã trở thành trung tâm của cả vùng đông nam bộ 3 thành phố: Thủ dầu Một, Thuận An (Bình Dương) và Tp. HCM! Nhìn rộng ra trong nước và thế giới, hầu hết các thành phố lớn, xinh đẹp đều nằm dọc theo ven sông hoặc ven biển!

Hạ tầng, đường sá nội bộ của Củ Chi rất tốt, gần như 100% đường nhựa với hệ thống chiếu sáng đầy đủ. Có nhiều khu công nghiệp lớn nhỏ như Tân Phú Trung, Đông Nam, Tây Bắc, Tân Quy… đặc biệt là khu nông nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh đặt trên địa bàn Củ Chi. Hệ thống y tế, giáo dục cũng được đầu tư khá tốt.

Hệ thống địa đạo Củ Chi và Đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược là địa điểm du lịch lịch sử, tâm linh mà hầu như du khách trong và nước ngoài đến Tp. HCM đều muốn ghé thăm. Ngoài di chuyển bằng đường bộ, du khách có thêm lựa chọn di chuyển bằng tàu cao tốc ngắm dòng sông Sài Gòn xinh đẹp. Tour đang được nhiều đơn vị nổi tiếng chào bán như Saigontourist, Klook, Kkday, Traveloka…

Kkday chào bán tour Địa đạo Củ Chi – Ảnh chụp màn hình

 

Không dừng lại ở đó, chính quyền Tp. HCM đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là di sản thế giới vào năm 2027 (Đảng Cộng Sản, 10/02/2023)

Cùng với Trảng Bàng (Tây Ninh), Củ Chi còn nổi tiếng với làng nghề bánh tráng. Du khách có thể kết hợp ghé thăm làng nghề và các khu du lịch sinh thái như Một thoáng Việt Nam, Nông trại JOY…

Trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh đang ngày càng chật chội, thì dư địa của Củ Chi còn rất lớn, cũng chưa bị “phá nát” vì đô thị hóa tự phát. Củ Chi có diện tích 435 km2, bằng 3 huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Hóc Môn cộng lại và chiếm gần ¼ tổng diện tích Tp. Hồ Chí Minh!

Củ chi đang cần gì?

Có rất nhiều thứ để Củ Chi cất cánh, xứng với tiềm năng đặc biệt. Nhưng bất kỳ ai từng đến Củ Chi đều thấy rõ, chính là giao thông! Giao thông nội bộ của Củ Chi rất tốt, nhưng khả năng kết nối các vùng lân cận rất kém.

Từ thị trấn Củ Chi về trung tâm Tp. HCM mất hơn 90 phút cho quãng đường 35 km; đi Tp. Thủ Dầu Một (Bình Dương) mất 45 phút với 20 km; đi cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) mất 60 phút với 40 km… Hiện tại, cả huyện Củ Chi chỉ có mỗi quốc lộ 22 kết nối Tp. HCM với Tây Ninh, quy mô 4 làn xe và thường xuyên kẹt; kết nối Đức Hòa (Long An) với Thủ Dầu Một (Bình Dương) bằng tỉnh lộ 8 với quy mô 2 làn xe và cũng luôn trong tình trạng quá tải. Các tuyến đường kết nối khác như tỉnh lộ 2, 7, 15 cũng chỉ là đường nhỏ…

Tại sao “về trước”?

vị trí trắc địa

Trong bối cảnh Tp. HCM phát triển thành siêu đô thị với mật độ dân số và xây dựng cực cao, tạo ra áp lực lớn về hạ tầng, ngập úng, ô nhiễm…không chỉ ở nội thành mà lan ra cả các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn thì nổi lên Cần Giờ và Củ Chi là 2 nơi có môi trường sống tốt nhất. Cần Giờ tuy lớn hơn, nhưng chủ yếu là đất ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển, nên chỉ có thể phát triển đô thị nghỉ dưỡng nhỏ kết hợp khai thác thủy hải sản.

Do đó, Củ Chi là nơi duy nhất phù hợp để phát triển đô thị sinh thái ven sông với cơ cấu kinh tế đa dạng. Khi mà cả Tp. Hồ Chí Minh trở nên ngột ngạt, thì chỉ cách hơn 30 km là bầu không khí ven sông mát rượi, trong lành!

Quy hoạch đồng hồ

Chính quyền địa phương và trung ương đã và đang triển khai nhiều tuyến đường để kết nối Củ Chi với nhiều vùng kinh tế trọng điểm khu vực đông nam bộ, gồm đường Vành đai 3, 4 và cao tốc Tp. HCM – Mộc Bài.

Cụ thể, đang mở rộng tỉnh lộ 8 đi Thủ Dầu Một; “đoạn còn lại của Vành đai 2 và Vành đai 3 sẽ khởi công vào tháng 6/2023” và cao tốc Tp. HCM – Mộc Bài “khởi công công trình vào 2024, hoàn thành cùng với Vành đai 3. Cao tốc này là điểm đầu của Vành đai 3 và kết nối với Vành đai 4 nên có ý nghĩa chiến lược về kết nối vùng” – theo Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên và Giám đốc Sở giao thông vận tải Tp. HCM Trần Quang Lâm.

 

TP HCM muốn tạo ‘đột phá hạ tầng’ trong năm 2023 (Nguồn: VnExpress)

 

Đáng chú ý là Sở quy hoạch và Kiến trúc Tp. HCM đang hoàn thiện đề án quy hoạch phát triển kinh tế dọc sông Sài Gòn, trong đó có Đại lộ ven sông Sài Gòn dài 64 km nối liền trung tâm Quận 1 đến Củ Chi, kết nối vào tuyến cao tốc Tp. HCM – Mộc Bài.

Đại lộ ven sông Sài Gòn (Nguồn: Zingnews)

 

Đây là tuyến đường mới đề xuất, nhưng cực kỳ khả thi vì quỹ đất trống dọc theo bờ sông còn rất lớn, phù hợp với định hướng phát triển đô thị sinh thái ven sông của Tp. HCM.

Sự quan tâm đầu tư

Bên cạnh địa thế, tiềm năng và chính sách đầu tư, phát triển của chính quyền các cấp, thì sự quan tâm đầu tư của quý anh chị góp phần giúp Củ Chi sớm đạt được các chỉ tiêu về dân số, kinh tế, xã hội…và đủ điều trở thành thành phố trong thời gian sớm nhất! Khi đó, trong nước và thế giới khi nhắc tới Củ Chi không phải chỉ là “địa đạo Củ Chi” mà còn là Thành phố Củ Chi – đô thị sinh thái ven sông Sài Gòn!

Với tình yêu dành cho mảnh đất quê hương, cùng với lợi thế am hiểu địa phương, Địa ốc Củ Chi chân thành cám ơn quý anh chị trên mọi miền tổ quốc đã quan tâm đến tiềm năng đầu tư sinh lợi tại Thành phố Củ Chi trong tương lai và tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi!

(Bài viết này dưới góc nhìn của người con Củ Chi, có chút thiên vị với quê hương mình, nhưng hoàn toàn không mâu thuẫn với định hướng, quy hoạch, đầu tư, phát triển… của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và chính quyền các cấp (cập nhật ngày 24/01/2023))

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh